DU HỌC MỸ - GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ
Đất nước:
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ bao gồm 50 tiểu bang, là đất nước phát triển nhất hiện nay về tất cả các mặt: Kinh tế, Giáo dục, Công nghệ và Khoa học…
Ðịa lý & thời tiết:
Miền Tây Hoa Kỳ bao gồm các tiểu bang như California, Oregon, Washington có khí hậu quanh năm mát. Miền Ðông Bắc Hoa Kỳ bao gồm các tiểu bang như Massachusette, Connecticut, New York…có 4 mùa và mùa đông thời tiết rất lạnh và có tuyết. Miền Trung Tây Hoa Kỳ bao gồm các tiểu bang như Illinois, Michigan, Missouri… có khí hậu hơi giống miền Ðông Bắc. Miền Nam Hoa Kỳ bao gồm các tiểu bang như Texas, Georgia, Florida… có khí hậu nóng.
Các thành phố HS – SV Việt nam thường xin nhập học là: Washington, California, Oklahoma, New York, Texas…
Môi trường
Với nhiều vùng sinh trưởng từ khí hậu nhiệt đới đến địa cực, cây cỏ của Mỹ rất đa dạng. Mỹ có hơn 17.000 loài thực vật bản địa được xác định, Hơn 400 loài động vật có vú, 700 loài chim, 500 loài bò sát và loài sống trên cạn dưới nước, và 90.000 loài côn trùng đã được ghi chép thành tài liệu.
Kinh tế:
Mỹ có một nền kinh tế hỗn hợp tư bản chủ nghĩa được kích thích bởi tài nguyên thiên nhiên phong phú và cơ sở hạ tầng phát triển tốt. Mỹ đứng hạng thứ 8 về tổng sản lượng nội địa trên đầu người và hạng 4 về tổng sản phẩm nội địa trên đầu người theo sức mua tương đương. Mỹ là nước nhập khẩu hàng hóa lớn nhất và là nước xuất khẩu lớn nhất trên thế giới.
Khoa học và kỹ thuật
Mỹ đã và đang dẫn đầu trong việc sáng tạo kỹ thuật và nghiên cứu khoa học từ cuối thế kỷ 19. Mỹ còn dẫn đầu thế giới trong các tài liệu nghiên cứu khoa học và yếu tố tác động. Mỹ là quốc gia phát triển và trồng trọt chính yếu thực phẩm biến đổi gen, trên phân nữa những vùng đất của thế giới dùng trồng các vụ mùa kỹ thuật sinh học là ở Mỹ.
Giao thông
Phương tiện giao thông chủ yếu ở Mỹ là xe hơi. Chỉ có 9% tổng số lượt đi làm việc ở Mỹ là dùng giao thông công cộng (xe lửa, xe buýt, tàu điện ngầm..) so với 38,8% tại châu Âu. Việc sử dụng xe đạp thì rất ít. 5 hãng hàng không lớn nhất thế giới tính theo số khách hàng được vận chuyển đều là của Mỹ.
Chăm sóc sức khỏe
Hệ thống chăm sóc sức khỏe của Mỹ vượt mức chi tiêu bất cứ quốc gia nào khác, tính theo cả số chi tiêu cho mỗi đầu người và phần trăm GDP. Không như đa số các quốc gia phát triển khác, hệ thống chăm sóc sức khỏe của Mỹ không hoàn toàn xã hội hóa, thay vào đó nó dựa vào tài trợ phối hợp của cả công cộng và tư nhân.
Văn hóa
Mỹ là một quốc gia đa văn hóa, là nơi sinh sống của nhiều nhóm đa dạng chủng tộc, truyền thống, và giá trị. Nói đến văn hóa chung của đa số người Mỹ là có ý nói đến "văn hóa đại chúng Mỹ." Đó là một nền văn hóa Tây phương phần lớn là sự đút kết từ những truyền thống của các di dân từ Tây Âu, bắt đầu là các dân định cư người Hà Lan và người Anh trước tiên. Văn hóa Đức, Ireland và Scotland cũng có nhiều ảnh hưởng. Một số truyền thống của người bản thổ Mỹ và nhiều đặc điểm văn hóa của người nô lệ Tây Phi châu được hấp thụ vào đại chúng người Mỹ.
Thực phẩm
Bánh nhân táo, bóng chày và cờ Mỹ là các hình tượng văn hóa của đất nước này. Nghệ thuật nấu ăn đại chúng của Mỹ thì tương tự như của các quốc gia Tây phương. Lúa mì là loại ngũ cốc chính yếu. Ẩm thực truyền thống Mỹ sử dụng các loại vật liệu nấu ăn như gà tây, thịt nai đuôi trắng, khoai tây, khoai lang, bắp và bí rợ loại trái dài là các loại thực phẩm được người bản thổ Mỹ và dân định cư xưa từ châu Âu đến chế biến.
Thịt heo nấu theo phương pháp nấu chậm (Slow-cooked pork), thịt bò nướng, bánh thịt cua (crab cake), khoai tây thái mỏng từng miếng và chiên (potato chips), và bánh tròn nhỏ có những hạt sô cô la trộn lẫn gọi là chocolate chip cookie là những loại thực phẩm đậm phong cách Mỹ.
Các món ăn mang tính hình tượng của Mỹ như bánh nhân táo, pizza, hamburger và hot dog là những món ăn đúc kết từ những phương thức chế thức ăn đa dạng của các di dân đến từ châu Âu. Loại thức ăn gọi là khoai tây chiên kiểu Pháp, các món Mexico như burritos và taco, pasta là có nguồn gốc từ Ý được mọi người khắp nơi thưởng thức.
Dân số
Dân số của Mỹ khoảng 301 triệu dân (theo thống kê năm 2007)
Ngôn ngữ
Tiếng Anh là ngôn ngữ chính. Khoảng 10% dân số Mỹ sử dụng tiếng Tây Ban Nha.
Tôn Giáo
Khoảng hơn 76% dân số Mỹ theo đạo Cơ-đốc giáo.
Thể thao
Thể thao được xem là rất quan trọng ở Mỹ, nó là một phần của đời sống sinh viên trong cộng đồng các trường học. Các môn thể thao phổ biến ở đây là: bóng chày, bóng rổ, bóng đá Mỹ, bóng gậy (khúc côn cầu) và lacrosse (môn thể thao dùng vợt để đánh và bắt bóng)
Các câu lạc bộ thể thao nam và nữ tham gia vào các cuộc thi đấu quốc tế: tennis, golf và boxing và thành công nhiều ở các cuộc thi Olympic. Ở Mỹ còn có nhiều hoạt động khác như bơi lội, trượt tuyết. Môn thể thao đua môtô và ôtô cũng là các hoạt động thể thao của người dân Mỹ. Câu cá và đi săn là hai loại hình giải trí truyền thống
Chương trình giáo dục
Hầu hết các sinh viên bản xứ và sinh viên quốc tế thường bắt đầu con đường đại học của họ bằng hệ đại học cộng đồng. Đơn giản là vì học phí thấp hơn so với hệ tư thục 4 năm, số lượng sinh viên trong mỗi lớp rất ít nên sinh viên có thể nắm bắt và theo kịp bài vở một cách dễ dàng, hồ sơ ghi danh và lịch khai giảng cũng linh động hơn. Sau khi hoàn tất chương trình cao đẳng cộng đồng, tất cả các tín chỉ được chuyển tiếp vào chương trình đại học hệ 4 năm, sau khi hoàn tất 2 năm còn lại tại trường đại học hệ 4 năm, sinh viên sẽ nhận được bằng cử nhân. Sinh viên có thể đăng ký từ 1 đến 9 tín chỉ trong mỗi quý (3 quý trong 1 năm), tuỳ thuộc vào số giờ mà sinh viên lên lớp.Thông thường sinh viên sẽ học 4 môn cho mỗi học kỳ, nếu bạn học tăng tín chỉ bạn phải đóng thêm học phí trực tiếp cho trường.
Ngành học
Khác với Việt Nam, mọi trường tại Hoa Kỳ hầu như có tất cả các ngành học như Toán, Lý, Hóa, Kỹ Sư Ðiện, Kỹ Sư Cơ Khí, Tin Học, Kinh Tế, Tài Chánh, Văn Chương, Lịch Sử.
Ngành học khó nhận: ngành sinh viên theo học rất đông như Tin Học, Kỹ Sư Ðiện, Kinh Tế.
Ngành học dễ nhận: ngành như Toán, Lý, Hóa, Xã Hội Học, Văn Chương.
Ðổi ngành học: các bạn có thể nộp đơn vào ngành dễ nhận, sau đó học vài học kỳ và đổi ngành. Phương cách này dễ hơn nếu bạn nộp đơn thẳng vào ngành yêu thích.
Các loại trường đại học ở Hoa Kỳ
• Loại A: là nhóm trường chuyên về nghiên cứu, rất cạnh tranh để được nhận nhập học. Ví dụ như Yale Univ, Harvard Univ, Princeton Univ, Univ of Cali - Berkeley, Stanford Univ, MIT.
• Loại B: là nhóm trường cũng có nghiên cứu nhưng nhẹ hơn loại A. Ví dụ như Boston Univ, Tuft Univ, SUNY - Stony Brook, Univ of Connecticut, Univ of Cali - Irvine.
• Loại C: là nhóm trường chú trọng về giảng dạy hơn là nghiên cứu, là nhóm trường khá dễ nhận sinh viên du học. Ví dụ như UT Houston, Cali State Univ, Connecticut State Univ, CUNY.
• Loại D: là nhóm trường dành cho các sinh viên dưới trung bình hoặc học bán phần (part-time), như các trường SUNY - Old Westbury, New York Institute Technology, Community College.
Các loại chương trình học cho Thạc Sĩ và Tiến Sĩ
1. Thời gian học
Chương trình cho Thạc Sĩ là 2 năm.
Chương trình cho Tiến Sĩ trung bình là 5 – 6 năm.
2. Trường có chương trình Thạc Sĩ, Tiến Sĩ
Hầu hết các trường đều có chương trình Thạc Sĩ, chỉ có các trường loại A và B có chương trình Tiến Sĩ.Có những trường chỉ có Tiến Sĩ và không có Thạc Sĩ.
3. Chương trình cho Thạc Sĩ
Loại I: chỉ lấy khoảng 11-12 môn học không cần nghiên cứu.
Loại II: lấy khoảng 9-10 môn học và làm luận án.
4. Chương trình học cho Tiến Sĩ
a) Kỹ Sư
Bao gồm 24 môn học.
Ðạt được điểm yêu cầu trong kỳ thi Xét Duyệt Khả Năng (Qualified Examination) trong ngành (thường sau 24 môn học).
Bảo vệ 1 luận án Tiến Sĩ (phải đạt được chất lượng cống hiến cái mới vào ngành của mình).
b) Khoa Học Tự Nhiên
Lấy bài thi đầu khóa (Entrance Exam) để xác định đủ khả năng học Tiến Sĩ.
Lấy lớp học trong năm đầu tiên và sau đó làm việc nghiên cứu.
Lấy bài thi tổng quát (Culmulative exam) 1 tháng 1 lần, tổng cộng là 5 bài thi.
Cuối năm thứ 2, sinh viên chọn Ban giảm khảo, viết đề tài nghiên cứu, và lấy bài kiểm tra miệng (Oral Examination).
Sau năm thứ 2, sinh viên phải làm thí nghiệm, thuyết trình, viết bài nghiên cứu khoa học (research publication) trên các tạp chí khoa học.
Người giáo sư đỡ đầu (advisor) sẽ quyết định việc sinh viên bảo vệ luận án tiến sĩ trước Ban giám khảo. Quyết định này dựa vào kết quả từ những công trình nghiên cứu của sinh viên.
Hệ thống các trường ở Mỹ
Hệ thống trường công & trường tư
Trường tư có số lượng sinh viên ít hơn trường công; mỗi trường tư có khoảng vài ngàn sinh viên, và sinh viên được quan tâm tốt hơn. Trường công có số lượng sinh viên nhiều hơn; hầu hết các trường công thuộc loại lớn đều có trên 30,000 sinh viên. Các trường đại học tại Hoa Kỳ có thể phân chia làm 4 loại.
Loại A & B: chương trình học ở mức độ cao. Trong hệ thống trường công thường thì mỗi tiểu bang chỉ có 1 hoặc 2 trường loại A & B. Tuy nhiên có một số tiểu bang có nhiều trường loại A & B như tiểu bang Cali với hệ thống University of California có 9 trường thuộc loại tốt, ngoài ra còn có Stanford Univ, California Institute of Technology, v.v.
Loại C: chương trình học ở mức độ trung bình. Mỗi tiểu bang có rất nhiều trường loại này. Ví dụ như hệ thống Cali State Univ có 23 trường, hệ thống CUNY của New York có 11 trường, v,v.
Loại D: là hệ thống Community College (chương trình 2 năm) và một số đại học thuộc loại nhỏ: chương trình học tương đối thấp. Mỗi tiểu bang có rất nhiều trường loại này. Ðối tượng học là người lớn tuổi, học chậm, người nước ngoài mới nhập cư, sinh viên nước ngoài du học.
Khóa học trong năm. (Semester & Quarter): Phần lớn các trường tại Mỹ học theo học kỳ (Semester); học kỳ mùa Thu (Fall Semester) bắt đầu vào đầu tháng 9 và học kỳ mùa Xuân (Spring Semester) bắt đầu vào cuối tháng 1; mỗi học kỳ kéo dài 4 tháng. Một số trường học theo quý (Quarter) và 1 năm có 4 quý học; mỗi quý kéo dài 11 tuần.
Học toàn phần (full-time), học bán phần (part-time): Theo chương trình học kỳ thì sinh viên đăng ký trên 12 tín chỉ (credit) thì gọi là Học Toàn Phần (full-time); dưới 12 tín chỉ là Học Bán Phần (part-time).
Ngành học: Ngành học được xác định từ khi sinh viên làm hồ sơ xin học. Tuy nhiên sinh viên cũng có thể đổi ngành học tùy theo sở thích của mình trong những năm sau này.
Môn học: Ðể tốt nghiệp ra trường sinh viên cần phải hoàn tất khoảng 40-45 môn học (nghĩa là khoảng 130 tín chỉ), tùy theo ngành học. Sinh viên trung bình lấy khoảng 4-5 môn học trong một học kỳ.
Chuyển trường đại học: Sinh viên có thể chuyển đổi trường trong quá trình học. Ðiểm học phải trên C- thì trường mới chấp nhận, và trường chỉ chấp nhận tín chỉ chứ không nhận điểm.
GPA: Là hệ thống điểm được dùng trong giáo dục tại Mỹ. Thang điểm trong lớp học là từ 1 – 100, sau đó được chuyển sang A, B, C… với những chỉ số tương ứng gọi là GPA.
Học phí
Học phí của trường đại học tư luôn cao hơn trường công, nhiều hơn gấp 3-5 lần. Học phí trường công là khoảng $6,000/học toàn phần/năm cho sinh viên trong tiểu bang, trong khi đó trường tư là khoảng $20,000 - $30,000.
Ðối với trường công, học phí cho sinh viên ngoại quốc là khoảng gấp 3 lần so với sinh viên trong tiểu bang. Ðối với trường tư, học phí cho mọi người (kể cả sinh viên ngoại quốc) là giống nhau.
Các trường có học phí rẻ thường tập trung ở tiểu bang Cali hay và miền Nam Hoa Kỳ. Ngoài ra, học phí của trường Community College khoảng $1000 học toàn phần/năm cho sinh viên trong tiểu bang.
Các quy định nhập cư rất chặt chẽ và vấn đề lao động trong khi mang thị thực sinh viên. Thị thực F-1 dùng cho học sinh tham dự phổ thông Trung Học hay sinh viên tham dự Ðại Học. Sinh viên nhận được thị thực F-1 được phép đi làm trong khuôn viên trường; không được phép đi làm ngoài khuôn viên trường trong năm thứ nhất; được phép đi làm ngoài khuôn viên trường sau năm thứ nhất nếu có giấy phép của cơ quan Di Trú Hoa Kỳ (USCIS). Thành viên gia đình đi theo sẽ được thị thực F-2, và người có thị thực F-1 phải chứng tỏ tài chính để lo cho gia đình tại Mỹ, ví dụ như phải có tối thiểu $10,000 trong tài khoản.
Làm việc ở Mỹ
Ngành học và việc làm
Ngành dễ kiếm việc làm: các ngành như Tin Học, Kỹ Sư Ðiện, Kinh Tế, vv. Sau khi tốt nghiệp 4 năm đại học rất dễ xin việc làm thích hợp với lương cao.
Ngành khó kiếm việc làm như các ngành trong Khoa Học Tự Nhiên và Khoa Học Xã Hội, thường sinh viên nên học tiếp Tiến Sĩ, nếu không sẽ gặp khó khăn kiếm việc làm thích hợp.
Cơ hội xin việc làm tốt tùy thuộc vào trường mà sinh viên tốt nghiệp. Ví dụ như tốt nghiệp từ trường loại A như MIT, UC Berkeley, Yale, Harvard thì tìm việc dễ hơn và lương cao hơn so với các trường loại C như Cali State Univ, Conn State Univ, CUNY.
Mức lương trung bình: Tin Học = $ 52,000/năm, Kỹ Sư Ðiện = $ 51,000/năm, Kinh Tế = $ 47,000/năm cho sinh viên mới tốt nghiệp.Mức lương còn tùy thuộc vào mức sống của mỗi vùng.
Cơ hội làm việc ở Mỹ: Nếu kiếm được việc làm và công ty Mỹ có trách nhiệm làm Visa cho bạn, bạn có thể ở lại Mỹ làm việc trong một thời gian sau khi tốt nghiệp.
Nên chọn ngành theo sở thích: tuy nhiên, các bạn nên chọn ngành mình thích hoặc có năng khiếu. Như vậy mới có thể có hứng thú trong lúc học và việc làm sau này.
Thông tin hỗ trợ sinh viên
Chuẩn bị cho chuyến đi tới Mỹ
I. Trước khi rời Việt Nam
1. Những việc cần phải làm trước tiên
Nếu bạn được trường đại học chấp nhận, Phòng tuyển sinh sẽ gửi cho bạn một bức thư thông báo. Họ sẽ yêu cầu bạn khẳng định chấp nhận lời đề nghị nhập học của họ.
Thường thì họ sẽ hỏi bạn có muốn đăng ký ở trong ký túc xá hay không. Bạn hãy dự định nên ở đâu trong thời gian đầu. Cho dù sinh hoạt phí ở bên ngoài có thể có thể thấp hơn trong ký túc xá, bạn khó có thể tìm được một chỗ ở như thế nếu không có sự giúp đỡ trực tiếp.
Sau khi nhận được thư khẳng định của bạn, người ta sẽ gửi cho bạn một mẫu đơn I-20, một thư của văn phòng giáo dục quốc tế và một bản kê khai tài chính trong đó có tất cả các chi phí cũng như các trợ giúp tài chính toàn bộ hoặc một phần.
Mẫu đơn I-20 là một chứng nhận của trường gửi tới chính phủ Mỹ, qua đó nhà trường xác nhận một số dữ kiện, và là lời khẳng định rằng bạn đã được trường đó chấp nhận cho cả khoá học. Mẫu đơn I-20 là một phần bắt buộc của hồ sơ xin visa, nhưng nếu bạn chỉ có nó thôi thì chẳng có ý nghĩa gì về mặt luật pháp hết. Ðối với đơn xin visa J1, người ta sẽ gửi cho bạn mẫu đơn IAP-66.
Hãy đặc biệt lưu ý ngày ghi trong mục "a" của mẫu I-20 của bạn, trên mẫu IAP-66, đó là ngày bắt đầu các khoá học. Bạn phải tới nước Mỹ và hiện diện ở trường trước ngày đó. Nếu bạn không thể, bạn sẽ phải cần đến những chỉ dẫn bằng văn bản của trường hoặc phải vào học muộn hơn (với một mẫu đơn mới).
2. Lấy visa đi Mỹ
Xin thị thực ở sứ quán hay lãnh sự quán Mỹ bằng mẫu đơn I-20 hoặc IAP 66 mà bạn đã nhận được.
Bạn cần phải có nhiều loại giấy tờ để xin visa. Hãy chuẩn bị cẩn thận, đọc kỹ tất cả các tài liệu để có thể biết chính xác bạn sẽ chấp nhận những gì khi vào nước Mỹ với một visa sinh viên.
Những giấy tờ sau đây là bắt buộc khi bạn xin visa ở sứ quán Mỹ:
Một hộ chiếu còn giá trị sử dụng
Giấy khai sinh, chứng nhận của công an và các giấy tờ dân sự khác
Mẫu đơn I-20 cho visa F1 hoặc IAP 66 cho visa J1
Bằng chứng về khả năng tài chính theo thời gian và số lượng ghi trên mẫu I-20 hoặc IAP 66. Những người nộp đơn xin visa F1 phải đưa ra những bằng chứng cho thấy có sẵn một số tiền từ một nguồn cụ thể đủ để trang trải tất cả các chi phí cho năm học đầu tiên, và một lượng tiền đủ cho những năm học sau đó. Những người xin visa sinh viên M1 phải có bằng chứng cho thấy rằng họ có đủ tiền để trả ngay tất cả học phí và ăn ở trong khoảng thời gian dự định ở Mỹ.
Bằng chứng cho thấy rằng bạn cư trú lâu dài ở Việt Nam. Vì mục đích này, người ta sẽ yêu cầu bạn nộp sổ hộ khẩu khi bạn đến phỏng vấn lấy visa
2 ảnh cỡ hộ chiếu, chụp trên nền màu trắng
Một mẫu đơn xin visa phi di dân (mẫu này được cấp tại sứ quán Mỹ).
Các nhân viên cấp visa có thể yêu cầu bạn trình thêm một số tài liệu để chứng minh bạn đủ điều kiện nhận visa sinh viên. Những thứ đó có thể bao gồm: chứng nhận trình độ tiếng Anh của bạn, học bạ, bảng điểm để khẳng định sự chuẩn bị kiến thức của bạn, bằng chứng cho thấy bạn có những mối liên hệ chặt chẽ với nước nhà...
Nhân viên lãnh sự sẽ dán visa lên hộ chiếu của bạn. Nếu bạn nhận được một visa nhập cảnh nhiều lần, bạn có thể dùng nó để ra vào nước Mỹ cho đến khi hết hạn với điều kiện bạn có một mẫu I-20 hay IAP-66 hợp lệ. Ðối với đơn xin visa F1, người ta sẽ cấp cho bạn một visa nhập cảnh. Visa này chỉ dùng để vào nước Mỹ với thời hạn hiệu lực một năm (theo quy định hiện hành) Hầu hết các trường đại học đều có các hoạt động làm quen quan trọng trước khi vào học. Nếu bạn buộc phải đến nơi sau ngày trình diện, bạn hãy liên hệ với nhà trường.
Ghi chú:
Bạn phải ký vào mẫu I 20 hay IAP 66 của mình trước khi nộp cho sứ quán, lãnh sự hay Sở Di trú. Chữ ký trên đơn I 20 là một sự chấp thuận tuân thủ các quy định, đồng thời cho phép trường cung cấp một số thông tin nhất định về bạn cho Sở Di trú. Khi xử lý mẫu I 20 của bạn, dù ở trường hay tại Sở Di trú, tờ đầu tiên (trang 1 và 2) sẽ được tách ra để gửi vào một kho dữ liệu về nhập cư. Bạn sẽ được nhận lại tờ thứ 2, gọi là bản Nhận diện sinh viên (student ID).
Bạn sẽ nhận được một phong bì dán kín có chứa những thông tin quan trọng cho nhân viên nhập cư tại sân bay mà bạn tới ở Mỹ. Ðừng mở cái phong bì đó vì bạn phải xuất trình lá thư này khi bạn đến sân bay đầu tiên trên đất Mỹ.
Ðể có thêm thông tin, xin hãy tham khảo phần thông tin chung giành cho Sinh viên của sứ quán Mỹ tại Việt Nam.
3. Các giấy tờ cần mang theo
Bất cứ giấy tờ nào quan trọng liên quan tới quá trình học tập, sức khoẻ và pháp luật của bạn:
Bảng điểm chính thức của trường trung học, cao đẳng hay đại học
Chứng nhận sức khoẻ và nha khoa, bao gồm cả miễn dịch và tiêm chủng (đặc biêt quan trọng đối với trẻ em)
Thông tin về điều kiện y tế hoặc điều trị, đơn thuốc (bao gồm cả ...) và kính mắt
Ðăng ký kết hôn
Giấy khai sinh cho trẻ em
Giấy phép lái xe quốc tế
Hãy dịch những giấy tờ trên ra tiếng Anh và đem đi công chứng ở, giữ lại bản photo để làm bằng.
4. Quần áo, tiền và những thứ khác
Hãy tìm hiểu đôi diều về thời tiết và khí hậu ở vùng xung quanh trường đại học để xác định xem bạn sẽ cần đến những loại quần áo nào.
Có thể thấy rằng mang theo một số thứ đồ từ nhà đi sẽ khiến cho bạn cảm thấy dễ chịu hơn tại nơi ở mới. Một số sinh viên mang theo những thứ để làm quà cho các bạn mới và những người quen.
Hãy mang đủ tiền trang trải tất cả chi phí của bạn trong tháng đầu tiên, thường sẽ là tháng tốn kém nhất trong suôt khoá học của bạn. Trước khi học kỳ bắt đầu, bạn sẽ trả tiền đi lại, có thể thêm một vài đêm ở trọ ngoài ký túc xá và tiền ăn. Sau khi đã vào ký túc xá, chi phí của bạn sẽ bao gồm:
- Học phí và lệ phí cho học kỳ đầu tiên
- Phí hướng dẫn làm quen (ở một số trường)
- Tiền sách và đồ dùng
- Tiền thuê nhà và đặt cọc
- Phí bảo hiểm sức khoẻ
- Mua quần áo phù hợp với khí hậu
- Mua Ðồ dùng trong nhà
- Tiền ăn
- Tiền đi lại
- Liên lạc
- Tiêu vặt
- Nghỉ ngơi
- Ði chơi.
5. Vài mẹo cho chuyến đi
Hãy chuẩn bị cho chuyến bay ngay khi bạn biết chính xác ngày trình diện. Trường của bạn có thể giúp bạn thông tin về nơi đến, bao gồm cả khoảng cách từ sân bay tới trường và phương tiện di chuyển đáng tin cậy nhất. Hãy tìm hiểu trước xem làm thế nào để đi từ sân bay đến trường. Trong hầu hết trường hợp, bạn sẽ đi xe bus hoặc xe ca nhỏ đến trường hoặc thành phố, thị trấn gần trường nhất. Ðừng nên đi taxi trừ khi khoảng cách gần hoặc khi trường khuyên bạn nên làm thế. Cũng nên nhớ phải hỏi trước giá trước khi bước lên taxi. Nếu không, có thể chuyến taxi đó sẽ là trải nghiệm đớn đau đầu tiên của bạn ở nước Mỹ bởi giá cước taxi ở đây rất đắt.
Bạn có thể mua vé máy bay của nhiều hãng khác nhau. Những hãng có giá rẻ nhất bao gồm Cathay Pacific và China Airlines. Những hãy cẩn thận, một số tuyến bay có thể đòi hỏi visa transit qua Pháp hoặc Canada. Bạn không phải mất tiền cho những visa này nhưng nếu không có chúng, bạn sẽ gặp rất nhiều rắc rối.
Luôn luôn giữ hộ chiếu, giấy tờ và tiền bên mình. Giữ các giấy tờ quan trọng trong hành lý xách tay, bản phôtô để trong các túi khác. Dán nhãn có ghi tên, điện thoại, địa chỉ ở nhà và địa chỉ ở Mỹ vào cả bên trong lẫn bên ngoài các túi hành lý. Nếu cần, hãy sử dụng số điện thoại của văn phòng sinh viên quốc tế của trường.
Gần cuối chuyến bay, nhân viên hàng không sẽ phát cho bạn vài mẫu đơn để điền vào cho Sở Di trú và Bản địa hoá Mỹ , trong số này I-94 là mẫu quan trọng nhất. Hãy luôn giữ mẫu đơn này cẩn thận và phải đảm bảo rằng nó luôn được kẹp với hộ chiếu của bạn bởi nếu như không có nó, bạn sẽ có thể gặp khó khăn trong thời gian ở Mỹ và khi ra khỏi nước Mỹ. Một số thứ đồ vật bị cấm mang vào nước Mỹ (ví dụ như hoa quả, rau tươi, ma tuý và vũ khí). Người ta sẽ yêu cầu bạn khai báo giá trị của những thứ bạn mang theo tới Mỹ. Chỉ cần theo đúng những chỉ dẫn trên tờ khai là được. Nếu cần, hãy hỏi chiêu đãi viên cho rõ.
6. Danh sách kiểm tra trước khi lên đường
1. Hãy viết thư tới trường đại học để báo cho họ biết rằng bạn đã chấp nhận vào học.
2. Nếu bạn được một tổ chức tài trợ, hãy thông báo cho họ biết các kế hoạch của bạn. Hãy giữ liên lạc với nhà tài trợ của bạn. Nhà tài trợ có thể giúp bạn chuẩn bị cho chuyến đi và cung cấp nhiều thông tin giá trị.
3. Yêu cầu trường bạn sẽ học cung cấp thông tin về bảo hiểm
4. Yêu cầu trường cho biết cách để đi từ nơi bạn vào nước Mỹ đến trường
5. Lấy bảng điểm đại học của bạn cùng khái quát về các môn học và những cuốn sách sẽ dùng trong quá trình học
6. Ðọc lại catalog của trường một lần nữa
7. Lấy hộ chiếu hợp lệ
8. Xin visa sinh viên ở phòng lãnh sự của Ðại sứ quán hoặc lãnh sự quán Mỹ
9. Tiến hành chuẩn bị cho chuyến đi càng sớm càng tốt. Hãy có mặt ở trường ít nhất 1 tuần trước khi bắt đầu đăng ký lớp và tham gia các buổi làm quen
10. Thông báo cho văn phòng sinh viên quốc tế biết về kế hoạch chuyến đi của bạn, bao gồm cả lịch trinh và thời gian đến
11. Lấy các giấy tờ y tế quan trọng, phim x-quang và các đơn thuốc. Yêu cầu viết lại các đơn thuốc bằng các thuật ngữ chung
12. Dán nhãn địa chỉ, điện thoại...cả trong lẫn ngoài hành lý
13. Kiểm tra lại chính sách về hành lý của các hãng hàng không
14. Ðảm bảo chắc chắn rằng bạn có thể mang được hành lý của mình đi xa ít nhất nửa cây số. Có thể bạn sẽ cần mua một chiếc xe đẩy gấp lại được
15. Tái khẳng định chỗ trên chuyến bay 72 giờ trước khi lên đường
16. Chuẩn bị một túi hành lý riêng với các vật dụng cá nhân để phòng trường hợp bạn tạm thời mất hành lý trong chuyến đi. Hãy để những thứ đồ có giá trị hay những thứ có thể rò rỉ như dầu gội đầu ở trong túi này
17. Cho gia đình một số điện thoại liên hệ trong trường hợp khẩn cấp, như số của phòng sinh viên quốc tế chẳng hạn.
II. Ðến nơi
1. Tại sân bay
Hải quan thường hỏi rất nhiều và có thể kiểm tra hành lý của bạn. Ðại sứ quán hoặc lãnh sự quán cũng đã gửi mẫu I-20 hoặc IAP-66 cho nhân viên nhập cư trong cái phong bì dán kín họ đưa cho bạn từ trước.
Nhân viên nhập cư có thể hỏi một số câu hỏi đơn giản, sau đó sẽ dán tem kiểm tra lên mẫu I-20 , I-94 hoặc IAP-64 của bạn. Bạn sẽ được nhận lại bản dành cho sinh viên của đơn do trường cấp cùng với một bản ghi xuất cảnh I-94, trên đó có ghi tình trạng nhập cư (loại visa) của bạn (F1, J1 hay M1) và thời điểm bạn phải rời khỏi nước Mỹ. (D/S cho visa F1 và J1 hoặc một ngày cụ thể cho visa M1). Dù nó rất nhỏ bé, nhưng form I-94 là thứ giấy tờ quan trọng nhất của bạn. Nó là giấy phép để bạn nhập cảnh và ở lại nước Mỹ. Ðừng đánh mất nó. Ðơn I-20 của bạn cũng rất quan trọng và nên được giữ ở một nơi an toàn. Form I-94 cần được ghim chắc vào hộ chiếu của bạn, ở trang đối diện với visa.
2. Làm quen và đăng ký học
Một trong số những thứ trường nên gửi đến cho bạn sẽ là lịch các sự kiện. Nhiều trường sẽ gửi nhiều tờ giấy riêng rẽ môt tả những việc cần chuẩn bị để nhập học, bao gồm cả các bài kiểm tra xếp lớp, tư vấn học tập, đăng ký và những ngày học đầu tiên. Trong số giấy tờ này sẽ có thông tin về các chương trình làm quen. Hầu hết các trường đều tổ chức một buổi làm quen chung cho tất cả sinh viên mới và một chương trình riêng đặc biệt cho các sinh viên nước ngoài. Ðừng bỏ lỡ những chương trình này (chúng có thể là bắt buộc, nhưng nên tham gia ngay cả khi chúng là tuỳ chọn). Các buổi làm quen sẽ giải thích cách thức hoạt động của hệ thống giáo dục Mỹ và thường có một phần riêng nói về những quyền và nghĩa vụ của bạn theo các quy định nhập cư. Bạn sẽ được nghe về về cách ứng xử được trông đợi ở lớp học, bao gồm cách thức tham gia phát biểu, một điều được coi là rất quan trọng trong nền giáo dục của Mỹ. Người ta cũng sẽ cho bạn biết hệ thống tính điểm và học trình làm việc như thế nào, làm sao để chọn một chuyên ngành học và những môn bạn nên học theo các yêu cầu chung và chuyên ngành.
3. Cố vấn sinh viên nước ngoài
Khi bạn đến nơi, việc đầu tiên bạn nên làm là hãy đến gặp cố vấn sinh viên nước ngoài và cố vấn học thuật của bạn.
Các cố vấn ở phòng sinh viên nước ngoài sẽ có thể giúp bạn hầu hết các vấn đề liên quan đến việc học tập ở Mỹ. Văn phòng có thể sẽ tổ chức một chương trình làm quen cho sinh viên nước ngoài.
Cố vấn sinh viên nước ngoài sẽ giúp bạn tìm được các bạn cùng là sinh viên Việt Nam hoặc gợi ý các câu lạc bộ bạn có thể muốn tham gia. ở nhiều cộng đồng, một gia đình chủ nhà hoặc một chương trình hữu nghị hợp tác với văn phòng sinh viên nước ngoài để giúp các sinh viên quốc tế hiểu biết thêm về cộng đồng nơi có trường đại học của bạn và tham gia vào các hoạt động của cộng đồng.
Văn phòng sinh viên nước ngoài là nguồn tốt nhất của những thông tin, khuyên bảo và giúp đỡ liên quan đến quy chế sinh viên không di dân của bạn.
4. Cố vấn học tập
Là một sinh viên đại học, bạn có thể được yêu cầu tham gia một buổi tư vấn học tập cùng với nhiều sinh viên khác, ở đó bạn sẽ được cung cấp thông tin về hệ thống học tập ở trường của bạn. Những buổi tư vấn như vậy thường là một phần của việc làm quen cho sinh viên mới trước khi kỳ học bắt đầu. Nếu bạn đã đọc qua các tài liệu của trường trước buổi tư vấn đó, bạn có thể thấy việc nắm bắt thông tin trở nên dễ dàng hơn.
Hãy tận dụng các cơ hội gặp gỡ với một cố vấn học tập hoặc một thầy trong khoa để thảo luận về các lựa chọn học thuật của bạn. Mặc dù cố vấn sinh viên nước ngoài thường không thể đưa ra những lời khuyên về học tập, ông/ bà ta có thể giúp bạn tìm được đúng người có thể làm việc đó.
Hầu hết các sinh viên cao học đều được phân công lựa chọn một thầy giáo trong khoa làm cố vấn học thuật. Cố vấn học thuật cho bạn các thông tin chỉ dẫn và những lời khuyên trong suốt chương trình học của bạn. Họ có thể cung cấp những thông tin trên cho bạn theo nhóm cùng với các sinh viên khác hoặc trong những buổi gặp riêng với bạn. Nếu không có những lời khuyên của cố vấn, bạn sẽ chọn những môn học sai lầm, gây ra nhiều hậu quả về sau.
Hãy tìm kiếm lời khuyên của cố vấn vào bất kỳ lúc nào để thảo luận những vấn đề giáo dục quan trọng. Nếu bạn gặp khó khăn trong một môn học nhất định, cố vấn sẽ giúp bạn tìm được sự hỗ trợ cần thiết. Một vài cố vấn có thể không hiểu được những quy định về nhập cư có liên quan đến khối lượng học tập của bạn, vậy nên bạn hãy luôn bàn luận những thay đổi về học thuật với cả cố vấn sinh viên nước ngoài nữa.
Hãy liên hệ với chúng tôi để có thông tin chi tiết
Thông tin du học Mỹ miễn phí
Bạn muốn đi du học Mỹ nhưng chưa biết các bước làm thủ tục?
Bạn cần tìm thông tin về trường trung học, cao đẳng, đại học mà bạn yêu thích?
Bạn cần tìm học bổng du học Mỹ cao nhất?
Đừng ngần ngại, Hãy liên lạc ngay với chúng tôi:
DU HỌC DUY TÂN – Con đường sự nghiệp!
Hotline: 0908 345 887
Email: duc.dang@duhocduytan.org
Website: www.duhocduytan.org
www.duhocduytan.vn
www.duhocduytan.com
Với phương châm:
TẬN TÂM - UY TÍN - HIỆU QUẢ!
Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn hoàn thành hồ sơ du học Mỹ một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất:
-Gửi thông tin các trường đại học (Miễn phí)
-Tư vấn chương trình du học Mỹ (Miễn phí)
-Xin visa du học Mỹ cực nhanh, thuận tiện và đảm bảo tỷ lệ thành công cao!